06/07/2024 - 10:34 PMLê Minh Lập - 0775.207.035 255 Lượt xem
Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ Tát Mục Kiền Liên một trong hai đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, với lòng từ bi đại hiếu đã cứu mẹ mình thoát khỏi kiếp Ngạ Quỷ. Ngày Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ lớn nhất của Phật giáo nhằm báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Kể từ khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, Ngày lễ Vu Lan vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiên liêng của người dân Việt.
nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ vu lan

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ vu lan

 Lễ Vu Lan là gì?

 Ngày lễ Vu Lan là ngày lễ diễn ra vào rằm tháng 7 âm lịch. Cũng tùy theo phong tục của từng vùng miền, người ta làm có thể làm lễ vào trước ngày rằm từ ngày mồng mười trở đi đến ngày 15/7 âm lịch. Nhưng đa phần là làm vào đúng ngày 15 âm lịch. Trong ngày lễ này các con cháu của mỗi gia đình sắm sửa lễ vật cùng gửi vào chùa để các thầy làm đàn lễ chung để lễ và thực hiện các nghi thức dân gian như bông hồng cài áo, lễ huyết hồ, …
nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ  vu lan

Nguon-goc-y-nghia-ngay-le-vu-lan

 Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan tại Việt Nam

 Ngày Lễ Vu Lan ở nước ta cũng xuất phát từ câu chuyện về Ngài Mục Kiền Liên trong kinh Vu Lan.
 Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của nhà sử học Ngô Sỹ Liên,  lễ Vu Lan được du nhập vào Việt Nam từ năm 1072 và vua Lý Nhân Tông đã từng lập đàn cầu siêu cho cha mẹ mình và từ đó ngày càng được phổ biến ở nước ta.
 Ngày nay, lễ Vu Lan đã trở thành ngày đại lễ lớn nhất trong Phật giáo, trở thành ngày báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.
nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ  vu lan

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ  vu lan 

Sự Tích Mục Kiền Liên cứu mẹ trong Kinh Vu Lan

Kinh Vu Lan ghi rõ khi Ngài Mục Kiền Liên đã tu luyện phép lục thông thành công, Ngài nhớ tới người mẹ tên là Thanh Đề đã khuất của mình nên dùng phép thần tìm kiếm khắp nơi xem bà đã đi đâu về đâu. Không ngờ Ngài lại nhìn thấy người mẹ đang bị đày ở chốn ngạ quỷ đi lang thang khắp nơi cực khổ đói khát  bởi đây là quả báo từ những việc ác trước đây mà bà đã thực hiện. Quá đau lòng, Ngài Mục Kiền Liên liền dùng phép thần thông để biến ra cơm đưa tới tận địa ngục cho mẹ nhưng tiếc thay những thức ăn ấy khi bà đưa lên miệng ăn thì tất cả đều bị hóa thành lửa.
 Tôn giả Mục Kiền Liên chứng kiến cảnh ấy thì vô cùng bi thương. Tuy rằng bản thân có thần thông quảng đại nhưng cũng không biết làm sao để cứu được mẹ mình thoát khỏi bể khổ ấy. Ông bèn trở về và cầu xin Đức Phật ra tay cứu giúp. 
Đức Phật nói rằng mẹ của ông đã nhiều đời tạo nghiệp nên nghiệp rất nặng vì vậy phải chịu khổ báo là quỷ đói. Một mình ông thì không thể cứu nổi mẹ mình được phải nhờ vào uy lực của chính tăng mười phương mới có thể làm được điều ấy. Đồng thời Đức Phật cũng bảo ông ngày rằm tháng 7 chính là thời cơ tốt nhất để thực hành cứu mẹ mình.
 Tôn giả Mục Kiền Liên vâng lời Đức Phật dạy đến ngày rằm tháng 7 đã đem thức ăn, quần áo, hương hoa  đặt vào trong chậu lớn cúng dường chính tăng mười phương. Nhờ vào lòng từ bi của Đức Phật chư tăng mười phương cùng phát thiện nguyện và cũng nương nhờ vào công đức bố thí và lòng thành của tôn giả Mục Kiền Liên, mẹ ông cuối cùng đã thoát khỏi cõi ngạ quỷ siêu thăng lên cõi lành.
 Câu chuyện tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ thoát khỏi quả ngạ quỷ trong thuyết Vu Lan Bồn Kinh đã thấm sâu vào lòng các người con trong đất Việt Nam chúng ta.
 Cho đến ngày nay cứ đến rằm tháng 7 chúng ta lại tiếp nối thực hành lễ Vu Lan  để đáp đền công lao cha mẹ.
nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ  vu lan

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ  vu lan

Nghi thức bông hồng cài áo trong Lễ Vu Lan

 Nghi thức bông hồng vài áo ở nước ta do thiền sư Thích Nhất Hạnh đưa vào. Năm 1962 thiền sư xuất bản tùy bút “bông hồng cài áo” nói về việc thiền sư được một sinh viên Nhật cài bông hoa cẩm chướng mầu trắng vào khuy áo tràng trong ngày mẹ của phương tây, thiền sư cũng là người đã mất mẹ nên được cài bông cẩm chướng màu trắng. Thiền sư Thích Nhất Hạnh thấy việc bông hoa cài áo để tưởng nhớ mẹ là việc làm ý nghĩa sâu sắc nên sau này đã áp dụng nghi thức bông hồng cài áo vào ngày lễ Vu Lan sau đó thì được nhân rộng ra các chùa ở nước ta.
 Đến ngày nay nghi thức này đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của Phật tử Việt Nam.
nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ  vu lan

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ  vu lan 

Ý nghĩa nghi thức bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan.

 Vào ngày lễ Vu Lan các phật tử thường đến chùa để cúng dường các chư tăng và tụng kinh niệm phật và nhà chùa làm lễ cài hoa lên áo cho các phật tử. Bông hoa được làm bằng vải với ba màu là hồng, trắng, vàng. Ai còn mẹ sẽ được cài bông hoa màu hồng lên ngực, khi cài bông hoa hồng lên các phật tử cảm thấy mình thật may mắn khi còn mẹ và phải cố gắng làm cho mẹ luôn vui và hạnh phúc.
 Các phật tử đã mất mẹ thì được cài bông hoa màu trắng, khi đó họ sẽ tưởng nhớ đến cha mẹ mình, hãy luôn làm những việc tu tâm tích đức để lấp đi những lỗi lầm cha mẹ đã làm ở trần gian. Và khi đã đủ thì tội của cha mẹ mình cũng xóa hết họ được lên cõi cực lạc và khi đó các con đã gọi là báo hiếu.
 Hoa hồng màu vàng được phật tử cài lên ngực cho các chư tăng đang tham dự Lễ Vu Lan, tượng trưng cho sự tiếp nối mừng ngày hoan hỷ sau ba tháng an cư.
 nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ  vu lan

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ  vu lan 

Hãy phân biệt rõ ngày lễ Vu Lan, ngày xá tội vong nhân, tháng cô hồn, Trung Nguyên.

Đặc điểm chung của các lễ này là thời điểm thực hiện đều diễn ra vào ngày rằm tháng 7 cho nên đã gây hiểu nhầm cho mọi người không biết có phải đó có cùng là một lễ không. Thực tế thì các lễ này là các lễ khác nhau, có ý nghĩa riêng của từng lễ, chúng ta đừng nhầm lẫn nhé.
 Sau đây đá Minh Lập xin chi tiết các tên gọi của từng lễ cho những ai còn mơ hồ như sau:
 Gọi là tết trung nguyên là theo quy trình vận hành của tiết khí, từ đầu năm đến cuối năm ta có trình tự các tiết khí đó là: thượng nguyên vào ngày 15/1 âm lịch, trung nguyên vào ngày 15/7 âm lịch, hạ nguyên vào 15/10 âm lịch, thì dịp rằm tháng 7 được gọi là tết trung nguyên. Do vậy tết trung nguyên chủ đích nói về tiết khí trời nằm trong thời kỳ giữa năm, chứ không nói về việc ta phải làm lễ. Trong giai đoạn tết trung nguyên này diễn ra hai lễ lớn là Đại lễ Vu Lan báo hiếu và lễ xá tội vong nhân
 Lễ xá tôi vong nhân: Chủ đích là nói về việc ta cúng cho người thân trong họ đã khuất của mình cúng cho họ nhanh thoát khỏi địa ngục khổ ải.  theo quan niệm ở dưới địa ngục giam giữ các vong hồn phạm tội khi còn sống, họ bị đày vào địa ngục giam giữ suốt năm tháng phải chịu trừng phạt khổ sở, thì đến dịp tết trung nguyên các con cháu còn sống của các vong hồn kia sẽ tu tâm tích đức, làm việc thiện, tu hành, công đức để cứu giúp mọi người được nhẹ tội hơn nhanh thoát được địa ngục.
 Lễ cúng cô hồn: theo quan niệm các vong linh chết mà không có người thờ cúng, nên họ thiếu đồ ăn, thiếu quần áo mặc, không có nhà để về, họ cứ đi lang thang có khi vào nhà quấy phá không làm ăn được…Vì vậy nên những người còn sống cũng đem lòng thương xót nên đã cúng cho họ đồ ăn, áo mặc nên mới có quần áo chúng sinh. Khi cúng cô hồn cần phải đúng bài và chuẩn nếu không có thể dẫn đến nhiều rắc rối về sau. Các bạn hãy xem thêm chuyên đề cúng cô hồn để rõ hơn nhé.
 Ngày Lễ Vu Lan: vào mùa Vu Lan các con cháu cùng nhau tu tập tích đức, hồi hướng, làm việc thện để lấp dần đi tội lỗi mà cha mẹ khi sống đã làm, cứ như vậy để sớm cứu cha mẹ thoát khỏi kiếp đày ngục.
nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ  vu lan

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ  Vu Lan 

 

Nên tiến hành làm lễ Vu Lan ở nhà hay ở chùa? 

 Chúng ta, đa phần vào những ngày lễ lớn của Phật giáo thì các gia đình đều gởi lên chùa để nhờ các thầy làm lễ cho nhà mình, ta sẽ cảm thấy yên tâm hơn vì ta không nắm được các thủ tục lễ nghi và cũng không biết cúng lễ như thế nào là đúng vì đây là việc làm tâm linh có nhiều cái mông lung không có người chỉ bảo. Việc chúng ta nhờ thầy chùa làm lễ tại chùa là hoàn toàn đúng đắn, tuy nhiên ở ngôi nhà riêng của chúng ta không nên bỏ quên việc cúng lễ vào những ngày quan trọng này. Chuẩn bị mâm cúng cho ngày lễ Vu Lan như sau:
 Mâm cúng Phật:
chuẩn bị hoa : hoa sen, nếu không vào mùa sen thì thay bằng hoa huệ, hoa cúc, mẫu đơn,…
 Mâm cơm cúng:  có thể chỉ cần mâm hoa quả, bánh kẹo, nếu có thể bạn cũng nên làm mâm chay cho đẹp mắt, nhớ hãy thành tâm trong cả khâu chuẩn bị nhé.
 Xôi cúng: làm xôi gấc, xôi trắng, xôi đỗ xanh, xôi hạt sen,…
 Giò chay, chả chay,  nem chay, nem hoa quả, nem rau nấm,…
 Rau củ quả các loại như Dưa chuột, dứa, cà rốt, củ đậu, rau thơm để làm món dưa góp.
 Canh: làm canh các loại củ thông dụng, canh nấm,…
 Mâm cúng chúng sinh: gồm có muối, gạo, để rắc tứ phương, các hướng sau khi cúng xong.
Cháo trắng chia làm 12 bát nhỏ, hoa quả 5 loại, quần áo nhiều màu sắc, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước trắng, 3 nén hương, đèn dầu hoặc nến.
 Mâm cúng các quan thần linh và gia tiên (là mâm mặn):
Đây là mâm cơm có các món thịt và rau củ quả, đúng như các món ăn hàng ngày chúng ta vẫn nấu, tuy nhiên nên làm các món ăn mà các cụ khi còn sống họ thích ăn:
 Gà luộc: gà trống hay gà mái đều được nhé. Các bạn hãy xem thêm bài viết cách luộc gà ngon nhất cho màu da vàng đẹp mắt
 Xôi cúng khi ta làm mâm cúng phật có xôi nào thì ta chi ra cho mâm này một đĩa xôi đó. Các bạn xem thêm bài cách đồ xôi gấc ngon nhất để xôi luôn mềm và thơm ngon.
 Bò xào rau cần hoặc rau muống,. Các bạn xem thêm bài : cách nấu mó bò xào rau muống ngon nhất miền bắc.
 Canh sườn nấu bí đao: chọn rẻ sườn ngon, quả bí đao xanh đem về làm và nấu thật chu đáo, thành tâm. Các bạn có thể xem thêm b cách nấu món canh sườn bí đao ngon nhất mà mẹ chồng không thể không khen
 Đĩa dưa góp, hoặc nộm, ta cũng chia ra từ mâm cúng phật một đĩa nộm để cúng vào mâm này. Các bạn xem thêm bài viết về cách làm dưa góp ngon nhất, cách làm nộm hoa chuối ngon nhất bạn bắt buộc phải khen ngon khi học theo cách này.
 Chả đa nem rán: các bạn có thể tham khảo bài viết về cách làm chả đa nem rán ngon nhất.
 Các món khác tùy điều kiện của các bạn mà làm, làm càng thành tâm càng tốt, làm càng nhiều càng linh thiêng. Tuy nhiên làm sao để khi làm xong chúng ta lại là người ăn nên làm vừa phải tránh lãng phí thừa thãi lại lâm vào tội lãng phí đồ ăn.
nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ  vu lan

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ vu lan  

Chuẩn bị vàng mã cúng lễ Vu Lan tại nhà sao cho đầy đủ nhất

 Đàn lễ bầy trong nhà, dâng cúng các ngài các cung các cõi linh thiêng và gia tiên, tiền tổ hai bên nội ngoại, bao gồm:
 – 2 lọ hoa (hoặc bình hoa) có đủ 5 màu, trái cây đủ 7 hoặc 9 loại quả khác nhau (cũng cần có 5 màu trong 7 hay 9 loại quả đó). Bánh, kẹo, trà, thuốc lá, trầu cau, 1 đĩa to gạo muối, một bát nước lã,. 1 mâm cỗ có cả chay và mặn… 3 chén nước lã, 1 ấm 5 chén chà, 5 chén rượu (3 ly rượu trắng và 2 ly rượu màu càng tốt)…
 – Tiền, vàng mã:
 1 Bộ quan thần linh đầy đủ, ngựa, quầ áo, vàng hoa đỏ.
 2 Bộ quần áo Bà chúa đất.
 2 Bộ quần áo Bà tổ cô
 9 Bộ quần áo nam
 9 Bộ quần áo nữ
 1 đến 3 bộ tiền Quan (gồm thiên quan, tào quan, địa quan, phật quan, thủy quan)
 100 đến 300 lễ tiền vàng, hàng bán mã đã sắp sẵn
 10 bộ tiền thân tài
 10 Bộ tiền Quan thần linh
 100 thoi vàng, 100 thoi bạc
 (không có điều kiện thì tùy tâm. Khi khấn, nói rõ: Gia đình chúng con, chưa có điều kiện, xin các cụ tổ tiên phù hộ, độ trì, để năm sau lắm tài, nhiều lộc, đàn lễ được cao sang đầy đủ hơn).
 Bày lễ trong nhà, thắp hương, đọc bài khấn trước. Sau đó ra sân thắp hương cúng vong ngoài sân, hoặc ngoài cửa (nếu nhà không có sân) hoặc bầy trên sân thượng cũng được. Hóa vàng mâm cúng vong bên ngoài trước, rồi mới hóa vàng trong nhà sau.Trong thời gian này, hương trong nhà phải luôn luôn cháy. Nếu gần hết phải thắp tiếp, không để tắt cho đến khi hóa vàng. Nên làm lễ sớm, để hóa vàng trước 10h30. Nếu không kịp thì có thể thắp hương liên tục, để đến chiều làm từ 13h30 đọc lại bài khấn và hóa vàng. Sau khi bày biện lễ sửa sang thật đẹp, đàng hoàng, thắp hương, thành kính đọc 3 lần, bài khấn dưới đây:

Văn khấn, bài cúng ngày Lễ Vu Lan tại nhà theo dạng nôm đơn giản dễ đọc nhất

Nam mô a di đà phật. 
Nam mô a di đà phật.
Nam mô a di đà phật.
 Con Kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
 Hôm nay là ngày rằm tháng 7, năm …………………………………………tín chủ con là………………………………………. Ngụ tại..………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
 Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án.
 Chúng con thành tâm kính mời Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát, ngài Mục Kiền Liên Tôn Giả. Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ thần linh thổ địa, Ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
 Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa xét soi chứng giám lòng thành, nay gặp tiết Vu Lan chúng con đội ơn Tam Bảo phật trời phù hộ thần linh các đấng chở tre công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo do vậy kính dâng chút lễ mọn giải tỏa lòng thành. Nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và gia đình người người mạnh khỏe. Già trẻ bình an hướng về chính đạo lộc tài vượng tiến gia đạo hanh thông
 Dãi tấm lòng thành con cúi xin được chứng giám.
 Nam mô a di đà Phật
 Nam mô a di đà Phật
 Nam mô a di đà Phật.
 văn khấn bài cúng lễ vu lan đầy đủ chuẩn nhất

Văn khấn bài cúng lễ vu lan đầy đủ chuẩn nhất

Văn khấn, bài cúng lễ Vu Lan có đầy đủ các vị thần linh:

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Con xin cung thỉnh đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức vua cha Bát Hải, Đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Con xin cung thỉnh các Quan nam tào, bắc đẩu, tứ đại thiên vương, Thiên long hộ pháp. Con xin cung thỉnh Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.Con xin cung thỉnh Hoàng Thiên Quốc mẫu, Mộc Công thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.Con xin cung thỉnh Đức phật A Di Đà, dược sư, lưu ly quang như lai Phật – Con xin cung thỉnh đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai – Con xin cung thỉnh Đức Phật mẫu Chuẩn Đề, quan thế Âm Bồ Tát. Con xin cung thỉnh ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát, ngài Mục Kiền Liên Tôn Giả, Con xin cung thỉnh Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, các chư vị Bồ tát, các chư vị La hán, các đức Hộ pháp.Con xin cung thỉnh các Vua, các Mẫu, các chầu các quan, Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu. Con xin cung thỉnh Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, Long thiên Thánh chúng Vị tiền.Con xin cung thỉnh các vị Tiên thiên, Tiên thánh, Tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, hồn thiêng sông núi.Con xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công, muôn vàn chư vị thần linh các cung các cõi linh thiêng đang cai quản …(Địa chỉ nhà mình) (hoặc đọc đơn giản là: “Nơi này”).

Con xin cung thỉnh đức thánh tổ dòng họ (Nhà chồng hoặc nhà bố đẻ) Bà cô tổ dòng họ…, các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các hội đồng bà cô, ông mãnh, các vong linh, hương hồn dòng họ……, các cô bé đỏ, cậu bé đỏ.
Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm …… Nhân ngày lễ Xá tội vong nhân tháng 7 hàng năm. Chúng con: (họ tên chồng, các con….)
Có nén hương, với chút lễ mọn, lòng thành. Có tiền âm, tiền dương, hoa, quả, bánh, kẹo, cơm chay, lễ mặn… xin được thành kính dâng lên Trời, Phật, các cung các cõi linh thiêng, dâng lên các cụ tổ tiên, hai bên nội ngoại, các vong linh, hương hồn, của dòng họ … nhà con. Các oan gia trái chủ, các cô bé đẻ, cậu bé đỏ, có nhiều thù hận, giận hờn, từ nhiều đời, nhiều kiếp trước của 2 bên nội ngoại, dòng họ… chúng con.
Cầu xin các Ngài, các cung, các cõi linh thiêng, phù hộ độ trì cho các cụ tổ tiên hai bên nội, ngoại các vong linh, hương hồn dòng họ chúng con, thoát được tội lỗi, địa ngục giam cầm. Được nhận quần áo, tiền, bạc và các thức con cháu dâng cúng, chuộc lại lầm lỗi năm xưa.
Xin các ngài gia hộ độ trì cho các vong linh, các hương hồn, hai bên nội ngoại của dòng họ nhà con, cùng oan gia trái chủ, các cô bé đỏ, cậu bé đỏ. các vong linh, các hương hồn không nơi nương tựa, không người thờ cúng đang lẩn quất quanh đây. Được vào các chùa, các đền, nương tựa nơi cửa Phật, của Mẫu. Được hưởng lộc rơi, lộc vãi của nhà chùa, nhà đền. Được nghe kinh, giảng pháp, hiểu được con đường Phật pháp. Cởi bỏ được thù hận, giận hờn, ai oán, tham lam. Để tâm được nhẹ nhàng, để sớm được siêu thoát, sớm quay trở lại làm kiếp người. Có thân có xác để tu lên thành tiên, thành Phật.
Cầu xin các Ngài gia hộ độ trì cho chúng con: Được âm phù, dương trợ, được trên Kính! dưới Nhường! Được bạn bè người thân giúp đỡ, để công việc được thuận buồm xuôi gió. Cho chúng con Nhà cửa yên ấm, bình an, vợ chồng hạnh phúc, các con khỏe mạnh, học hành giỏi giang, có tài có lộc, có điều kiện, có phương tiện để làm phúc làm thiện, tích phúc, tích đức, làm rạng danh cho dòng họ, tổ tiên, cho non sông nước Việt
Lễ mọn lòng thành xin các Ngài, các cung các cõi linh thiêng chấp lễ, chấp bái, chấp lời cầu xin thỉnh nguyện của chúng con.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
văn khấn bài cúng lễ vu lan chuẩn và đầy đủ nhất

Văn khấn bài cúng lễ vu lan chuẩn và đầy đủ nhất

Hóa tiền vàng cho gia tiên và các quan thần linh như thế nào là đúng trong ngày lễ Vu Lan

Sau khi cúng xong đợi hết 2/3 hương thì hóa toàn bộ tiền vàng, quần áo chúng sinh, bánh, kẹo, gạo muối, kể cả gạo trong cốc thắp hương, chân hương cháy dở… Nói chung là toàn bộ đồ cúng có trên mâm trừ nước. Nước, trà, cháo loãng hắt hết ra phía trước. cố gắng làm xong lễ hóa vàng trước 10h30 phút.
nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ  vu lan

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ  vu lan  

Đọc từ đầu đến đây hẳn các bạn thực sự là người có tâm đấy, các bạn nhớ hãy thành tâm trong mọi việc từ khâu chuẩn bị sắm lễ đến khâu nấu các món ăn dâng cúng, đến khâu đọc văn khấn nhé, khi mình thành tâm và tập trung cao độ cho việc làm lễ này thì trời phật đều biết và chứng giám cho ta. Nếu vì điều kiện không cho phép các bạn hãy thành tâm  xin các ngài gia hộ cho năm sau nhé.
Đá Minh Lập đã gởi đến quý bạn đọc những câu hỏi xoay quanh ngày lễ Vu Lan báo hiếu, các bạn có thắc mắc hoặc cần giải đáp hãy liên hệ qua số điện thoại hoặc hotline: damyngheninhvanninhbinh.com hoặc xem thêm các bài viết liên quan. Chúc các bạn luôn vui vẻ và an lành.
 

 

 
 
 
 
 
 
Tin liên quan

mộ kết là gì, ý nghĩa của mộ kết, nên làm gì khi gặp mộ kết mộ kết là gì, ý nghĩa của mộ kết, nên làm gì khi gặp mộ kết
mộ kết có năng lượng cực mạnh, nếu biết sẽ giúp gia chủ hưởng phúc lớn từ âm phần
Làm Gì Cho Người Mất Trong 49 Ngày: Làm Gì Để  An Yên Cho Linh Hồn Người Thân? Làm Gì Cho Người Mất Trong 49 Ngày: Làm Gì Để An Yên Cho Linh Hồn Người Thân?
Làm gì cho người đã khuất trong thời gian 49 ngày là giai đoạn quan trọng giúp người khuất thanh thản ra đi để lại bình an may mắn cho người ở lại
cúng rằm tháng 7 năm 2024   ngày nào cúng rằm tháng 7 năm 2024 ngày nào
cúng rằm tháng 7 năm 2024 vào ngày nào là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, đá Minh Lập sẽ giải đáp cho bạn vấn đề trong bài viết này
Cúng động thổ xây nhà cần chuẩn bị những gì Cúng động thổ xây nhà cần chuẩn bị những gì
Cúng động thổ xây nhà cần chuẩn bị nhừng gì đang là câu hỏi quan tâm của rất nhiều người khi chuẩn bị xây nhà, trong bài viết này đá Minh Lập sẽ chia sẻ...
Bài Cúng Động Thổ Xây Nhà Bài Cúng Động Thổ Xây Nhà
Lưu ý: Đọc văn khấn một cách thành tâm và trang nghiêm. Sử dụng lễ vật phù hợp và đảm bảo mâm cúng được chuẩn bị đầy đủ. Thực hiện nghi lễ vào thời...
Cúng Dường Là Gì? Ý Nghĩa và Lợi Ích Của Cúng Dường Trong Đời Sống Tâm Linh Cúng Dường Là Gì? Ý Nghĩa và Lợi Ích Của Cúng Dường Trong Đời Sống Tâm Linh
ý nghĩa quan trọng của việc cúng giường là tu tập tích đức, giúp hoàn thiện về mặt đạo đức và con đường tu hành.

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm
Sản phẩm bán chạy
Bàn Lễ Đá BLĐ15
18.000.000 đ
Hạc Đá HĐ05
14.000.000 đ
Nghê Đá NĐ19
27.000.000 đ
Nghê Đá NĐ17
27.000.000 đ
Nghê Đá NĐ16
30.000.000 đ

Đối tác
Về chúng tôi

ĐÁ MỸ NGHỆ MINH LẬP

Hotline: 0775 207 035

Email: damynghelelap@gmail.com

Làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình

Website: damyngheninhvanninhbinh.com

 

Fanpage Facebook
Facebook
Copyright © 2020 ĐÁ MỸ NGHỆ MINH LẬP. Thiết kế bởi Hpsoft.vn
messenger icon zalo icon zalo icon
Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký nhận thông tin
Gửi thông tin